Ngày đăng: 10:08 04/07/2022 - Lượt xem: 268
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Long An đến năm 2030
Bản đồ quy hoạch phát triển tỉnh Long An – Long An là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời cũng thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Long An có vị trí địa lý khá đặc biệt, giao thông vô cùng quan trọng.
Phía Bắc giáp thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Tây Ninh và Vương quốc Campuchia.Phía Tây và Nam giáp tỉnh Tiền Giang và tỉnh Đồng ThápPhía Đông giáp sông Soài Rạp nối ra biển Đông. Theo các tuyến giao thông thủy, bộ từ thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Miền Đông về Miền Tây đều phải qua Long An.
2. DIỆN TÍCH VÀ DÂN SỐ TỈNH LONG AN
Tỉnh Long An có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện. Trong đó có với 192 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có 14 thị trấn, 12 phường và 166 xã.
Tính đến năm 2018, dân số toàn tỉnh Long An đạt 1.590.600 người, mật độ dân số đạt 323 người/km²
Tỉnh Long An có diện tích tự nhiên 4.492 km2
3. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỈNH LONG AN 2030 TẦM NHÌN 2050
Danh mục các dự án ưu tiên nghiên cứu đến năn 2020, tầm nhìn đến năm 2030, tỉnh Long An.
A. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
– Xây dựng Long An trở thành tỉnh phát triển bền vững, hài hòa giữa khu vực đô thị và nông thôn; có trình độ công nghệ cao, hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; nguồn nhân lực có chất lượng; đời sống vật chất tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao; có nền quốc phòng – an ninh vững mạnh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Phấn đấu đến năm 2020, tỉnh Long An cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp.
B. MỤC TIÊU CỤ THỂ
Về kinh tế:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2012 – 2030 đạt 12,5%/năm, trong đó giai đoạn 2012 – 2020 tăng 13%/năm.Đến năm 2015: GDP bình quân đầu người đạt 50 triệu đồng/người/năm (khoảng 2.400 USD); tỷ trọng các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ trong cơ cấu GDP tương ứng chiếm 28%, 41%, 31%; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn chiếm 10% GDP; khả năng huy động vốn đầu tư từ nguồn thu ngân sách nhà nước chiếm 28,5%.
Đến năm 2020: GDP bình quân đầu người đạt 80 triệu đồng/người/năm (khoảng 3.800 USD); tỷ trọng các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ trong cơ cấu GDP tương ứng chiếm 15%, 45%, 40%; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn chiếm 10,8% GDP; khả năng huy động vốn đầu tư từ nguồn thu ngân sách nhà nước chiếm 29,6%.
Tầm nhìn đến năm 2030: GDP bình quân đầu người đạt 172 triệu đồng/người/năm (khoảng 8.000 USD); tỷ trọng các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ trong cơ cấu GDP tương ứng chiếm 7%, 48%, 45%; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn chiếm 10,8% GDP; khả năng huy động vốn đầu tư từ nguồn thu ngân sách nhà nước chiếm 29,6%.
Hội đồng thẩm định Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Quy hoạch hạ tầng, đô thị:
Giai đoạn 2018-2020: Thành lập mới 5 đô thị và nâng loại 12 đô thị. Lộ trình, kế hoạch nâng loại và thành lập đô thị:
Đô thị vùng kinh tế trọng điểm:
- Nâng loại đô thị đạt tiêu chí đô thị loại II (thành phố Tân An).
- Nâng loại đô thị đạt tiêu chí đô thị loại III ( thị trấn Bến Lức).
- Nâng loại đô thị đạt tiêu chí đô thị loại IV (thị trấn Đức Hoà).
- Thành lập mới đô thị đạt tiêu chí đô thị loại V (thị trấn Gò Đen, thị trấn Rạch Kiến, thị trấn Đông Hoà, thị trấn Long Đức Đông).
- Đô thị vùng Đồng Tháp Mười: Nâng loại đô thị đạt tiêu chí đô thị loại III (thị xã Kiến Tường). Nâng loại đô thị đạt tiêu chí đô thị loại IV (thị trấn Thạnh Hoá, thị trấn Tân Thạnh, thị trấn Tân Hưng, thị trấn Vĩnh Hưng).
- Thành lập mới đô thị đạt tiêu chí đô thị loại V (đô thị Hưng Điền B, Bình Phong Thạnh).
- Đô thị khác: Nâng loại đô thị đạt tiêu chí đô thị loại IV (thị trấn Thủ Thừa, thị trấn Tầm Vu, thị trấn Tân Trụ).
Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Long An
Giai đoạn 2021-2025: Thành lập mới 3 đô thị và nâng loại 3 đô thị. Lộ trình, kế hoạch nâng loại và thành lập đô thị như sau:
Đô thị vùng kinh tế trọng điểm:
Giai đoạn 2026-2030: Thành lập mới 4 đô thị, nâng loại 3 đô thị.
Lộ trình, kế hoạch và thành lập đô thị như sau:
Đô thị vùng kinh tế trọng điểm:
*** Trong đó, Thủ tướng cũng nhấn mạnh, bên cạnh quá trình đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng cũng cần đảm bảo ý thức trong cộng đồng và tăng cường năng lực của các bên liên quan về các vấn đề môi trường; bảo vệ và khai thác bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; giảm thiểu ô nhiễm và suy thoái môi trường.
Nguồn: https://www.longan.gov.vn